Dòng chảy lịch sử là bất tận, lịch sử cho ta cái nhìn từ chính nó. Sự ấn tượng khi nghe về đế chế thứ ba cũng vậy. Sự thôi thúc, quan tâm đến khó tin về chiến tranh và một chút rãnh rỗi đã đưa cuốn sách này đến đây. Biên niên sử về thời kì đen tối nhất châu Âu: “Đức Quốc Xã”.

The rise and fall of the third reich

Trỗi dậy

Dòng chảy của đầu những năm 90. Khi nước Đức trải qua thất bại của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Đau đớn, nhục nhã là những thứ phải gánh chịu với vị thế bại trận. Lạm phát, thất nghiệp, nền kinh tế kiệt quệ, bên trong nội bộ bất ổn, các phe phái tranh giành quyền lực, bên ngoài chịu áp lực, chì chiết, kìm nén quân sự bởi hiệp ước Versailles, nhân dân chán ghét chế độ và ông chủ tư bản. Nước Đức giờ đây chỉ còn là cái bóng của chính họ so với trước thế chiến.

Chính những khó khăn đó, Adolf Hitler nổi lên với vai trò lãnh tụ đảng Quốc Xã. Xuất thân từ một cậu bé sinh quán tại Áo, một thợ vẽ xoàng với niềm đam mê với hội họa, một sĩ quan Áo quèn trong thế chiến thứ nhất. Hitler dần vươn lên bằng khả năng “Hùng biện” và mức độ quyết liệt, ranh mãnh của ông ta. Quốc xã và Hitler đã vẽ ra một con đường trở lại hùng cường cho nước Đức, với một tinh thần nước Đức và làm nó mạnh mẽ trở lại. Cũng chẳng bằng phẳng gì, nhưng nước Đức tất yếu đã tạo ra con quái vật mà họ sẽ phải trả giá sau này. Hitler dần dà bước từng bước lên vũ đài chính trị từng bước một,không từ thủ đoạn, gạt bỏ kẻ ngáng đường để nắm được quyền lực cao nhất. Từ lúc chẳng ai biết đến ông, đến khi cả đất nước phải phục tùng, tôn thờ ông là lãnh tụ của đế chế. Con đường tuy chẳng bằng phẳng, nhưng nó đã tạo ra một thảm họa cho nước Đức và cả thế giới, thay đổi số phận hàng triệu người. Và thế là Đức quốc xã ra đời, mặc cho nó chẳng tốt đẹp gì. Người Đức liệu có thờ ơ, u mê trước quốc xã? Đáng lẽ ra chính những người đứng đấu nước Đức lúc đó có thể ngăn chặn được nó, nhưng họ mải mê, bị dụ dỗ, đánh giá quá thấp Hitler để rồi đấu đá lẫn nhau, góp phần đẩy quốc xã lên vị thế cao nhất mà chính họ e sợ, nước Đức bản thân nó đã đẻ ra đế chế thứ ba.

nazi

Đỉnh cao

Những mục đích của Hitler không chỉ là xóa bỏ kìm kẹp, phát triển đổi mới, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống nước Đức. Chiến lược lâu dài của Hitler nhắm đến chính là tiến hành chiến tranh. Mọi thứ về kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự,… đều hướng tới chiến tranh. Chiến tranh không chỉ để đòi lại những lãnh thổ đã bị xâu xé sau thế chiến thứ nhất, mà là sự bành trướng lãnh thổ mở rộng “không gian sinh sống” cho người Đức, chiến tranh ý thức hệ và chiến tranh diệt chủng.

Học thuyết về chủng tộc của Đức Quốc Xã là một thảm họa to lớn. Hitler tin rằng các chủng tộc phải có thứ tự cấp bậc trong xã hội, nơi kẻ mạnh sẽ làm chủ và có quyền lực đối với kẻ yếu; học thuyết chỉ rằng chủng tộc Aryan người Đức là giống nòi thượng đẳng, cao quý nhất và chính những chủng tộc yếu kém đang làm suy thoái người Aryan. Trong số những dân tộc, chủng người chịu ảnh hưởng nặng nề trong trật tự mới của Hitler là người Do Thái, người Slav. Họ được ví như bùn đất, cỏ rác; là loại người hạ đẳng thấp kém nhất và không đáng được sống. Người Đức sẽ quyết định thay cho họ.Đằng sau cỗ máy chiến tranh Đức kéo đến là các cuộc bố ráp, tìm diệt đày đọa Do thái, Slav bắt đầu. Hầu hết bị tống vào trại tập trung, số ít khỏe mạnh sẽ được tận dụng để đem vào các nhà máy bóc lột sức lao động cho người Đức, cuộc diệt chủng có tên là Holocaust.

Hitler đã đưa đế chế tiến hành cuộc chiến mà theo ông là cần thiết đó. Đế chế thứ ba đạt được đỉnh cao nhờ chiến tranh xâm lược và cả bước ngoại giao khôn khéo. Từ Rhineland đến sát nhập Áo, xâu xé trắng trợn Tiệp Khắc, xâm lược Ba Lan và các nước Bắc Âu và đánh bại kẻ thù từ thế chiến thứ nhất: nước Pháp. Thời điểm hầu như toàn châu Âu nằm gọn dưới bánh xích của những cỗ máy chiến tranh Đức, việc Đức thôn tín trọn vẹn lục địa già là vấn đề sớm muộn. “Nước Đức khi thì quá mạnh khi thì quá yếu so với phần còn lại của châu Âu”.

Bước ngoặt

Khi nước Đức đạt đỉnh cao năm 1940. Có rất nhiều bước ngoặt mà theo ý kiến cá nhân chính là những bản lề thay đổi cuộc chiến trên lục địa già. Đầu tiên chính là quyết định xâm lược Liên Xô vội vàng của Hitler. Liên Xô kiên cường chưa bao giờ đánh giá cao về quân sự sau cuộc thanh trừng nội bộ của Stalin và Hitler cũng nghĩ vậy. Quả thực việc đánh giá quá thấp về lực lượng của người Soviet khiến Hitler trả giá. Những bước tiến đầu là ấn tượng, người Đức đã tiến được đến sát Moscow nhưng vẫn bị đẩy lùi và sau đó là Stalingrad, Leningrad, Kursk đánh kiệt quệ vào cỗ máy chiến tranh người Đức, người Nga không bị khuất phục dễ dàng như các đội quân trước đó. Hitler bắt đầu biết đến thất bại.

Yếu tố thứ hai chính là việc duy trì cùng lúc nhiều mặt trận khiến Đức yếu hơn, trong khi những tập đoàn quân thiện chiến nhất đang mắc kẹt ở Liên Xô, mặt trận phía tây bị không quân Anh đe dọa, trên biển thất thế bởi hải quân Anh, Mỹ. Cùng một lúc đối đầu Liên Xô cứng đầu, Anh không chịu bỏ cuộc và cường quốc quân sự Mỹ tham chiến, trong khi đồng minh của họ lại quá yếu đuối, đó là nước Ý của Mussolini, nước Nhật quá kín kẽ không giúp đỡ trực tiếp nhiều và Hungary, Ruminia chỉ là tiểu tốt. Sự suy tàn sẽ đến.

meeting of rba

Suy tàn

Đế chế suy tàn. Từ thất bại Moscow, Stalingrad rực lửa đến Normandy. Từng trận đánh dần khuất phục quân Đức. Đế chế thứ ba suy tàn vì bị áp đảo bởi quân sự, vũ khí mà đưa họ lên đỉnh châu Âu trước đó. Đối với người Đức, họ phải bắt buộc nhận ra điều đó, chán ngán cuộc chiến, sợ hãi khi sống trong chế độ phát xít, phát rồ vĩ những lời mụ mị của Hitler. Sự suy tàn là tất yếu. Chính sự chuyên chế của nhà độc tài cũng khiến việc này nhanh hơn.

Đế chế thứ ba sụp đổ tháng 5 năm 1945. Hitler tự sát và nước Đức một lần nữa bại trận. Cuộc chiến đẫm máu sẽ kết thúc ít tháng sau đó.

the fall of third reich

Kết

Lịch sử đã qua đi và chẳng có thể có chữ nếu trong đó, tuy vậy hiện tại và tương lai thì có thể. Đế chế thứ ba vĩnh viễn chết tại quá khứ, nhưng tội lỗi vết nhớ gây ra không bao giờ có thể gột sạch được. Nước Đức đã sản sinh ra con dị thú và phải trả giá vì điều đó. Xin kết thúc bởi một câu nói như sau mà bản thân chưa hiểu được rõ nghĩa.

Những người không nhớ đến quá khứ buộc phải sống lại trong quá khứ ấy